Hăm tã ở trẻ nhỏ

Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thường gặp do trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên hoặc do da bị cọ xát nhiều.

1. Nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ

Hăm tã là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là :

  • Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
  • Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
  • Da quá nhạy cảm.
  • Tã giấy thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.
  • Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.
  • Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.
  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, tính chất phân thay đổi tại điều kiện cho nấm, vi khuẩn trên da phát triển.

2. Triệu chứng của hăm tã

Rất dễ dàng nhận biết hăm tã. Dưới đây là các triệu chứng chính:

  • Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
  • Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ.
  • Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt.
  • Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da

Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da

  • Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.

3. Hướng dẫn xử trí hăm tã ở trẻ em

  • Tháo bỏ tã: khi trẻ có dấu hiệu bị hăm tã, cha mẹ cần tháo bỏ tã cho bé. Mục đích là để tránh việc cọ xát của tã làm nặng thêm tình trạng hăm.
  • Làm sạch vùng da hăm tã bằng nước ấm
  • Lau khô da nhẹ nhàng.
  • Thoa kem thuốc lên vùng da mông và bẹn một lớp mỏng.

4. Một số biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em

  • Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu.
  • Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày.
  • Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch TRƯỚC và SAU khi thay tã cho bé.
  • Nên sử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, hoặc hương liệu khử mùi.
  • Thay tã thường xuyên.

 

Thay tã thường xuyên cho trẻ

  • Các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn ….. nên được giặt sạch trước khi dùng.
  • Nên dùng các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt .
  • Dùng nước ấm và khăn bằng vải mềm để làm sạch vùng mặc tã sau khi em bé tiểu, Có thể cho một lượng nhỏ sữa tắm cho em bé lên khăn mềm để lau sau khi đi ngoài.
  • Gọi cho bác sĩ nếu em bé bị sốt, mẩn đỏ nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà hoặc lan ra ngoài vùng mặc tã, bỏ bú hay nôn mửa.

5. Một số giải đáp khi bé bị hăm:

Hỏi: Bé bị hăm tã bao lâu thì khỏi?

Đáp: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của trẻ mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau. Nếu phát hiện sớm và có phương pháp chăm sóc đúng cách, bệnh có thể tự khỏi trong khoảng 3-5 ngày mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Cụ thể với từng cấp độ, nếu điều trị đúng cách thì thời gian khỏi bệnh như sau:

  • Cấp độ 1: 2-3 ngày.
  • Cấp độ 2: 3-5 ngày.
  • Cấp độ 3: 5-7 ngày.
  • Cấp độ 4: 1-2 tuần.
  • Cấp độ 5: 2 tuần-1 tháng.

Việc phát hiện và xử lý kịp thời sẽ rút ngắn thời gian khỏi hăm tã của trẻ.

Nguồn: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *